Bài đăng

Rừng Mắm Văn Nghệ — Võ Đình

Hình ảnh
Mấy ngày cuối năm trước (2023) tụi mình triển lãm đá ở Huntington Library, có dịp xuống khu Little Saigon, lang thang một nhà sách rồi tình cờ tìm được cuốn Rừng Mắm Văn Nghệ của Võ Đình. Sách đã tuyệt bản, khó tìm, nên dù hơi nhàu nát, mình vẫn mua về. Võ Đình là một nhà văn mình yêu thích. Xin trích Lời tác giả trong sách để bạn bè cùng thưởng thức. — Lời tác giả Rừng Mắm thường được coi là truyện ngắn hay nhất của Bình Nguyên Lộc; cũng là một tuyệt tác của văn xuôi miền Nam Việt Nam, thời kỳ 1954-1975. Trong Rừng Mắm, có thằng nhỏ một hôm theo ông nội nó bơi thuyền vô chốn rừng nước mịt mùng. Sau đây là một đoạn chuyện trò của hai ông con: - Cây gì mà lạ vậy, ông nội? Trổ bông ngay dưới gốc? - Bông trổ trên đầu những cái rễ ăn lên mà người ta gọi là rễ gió. Cây này là cây mắm. Đây là rừng mắm đây. - Cây mắm? Sao tui không nghe nói đến cây mắm bao giờ? - Con không nghe nói vì cây mắm không dùng được để làm gì hết, cho đến làm củi chụm cũng không được. - Vậy chớ trời sanh nó r

Trúc Thẳng Trúc Cong

Hình ảnh
Trúc Thẳng Trúc Cong Người xưa yêu trúc. Bạch Cư Dị đã viết trong Dưỡng Trúc Ký nổi tiếng: “Trúc cũng như bậc hiền nhân, vì sao vậy? Gốc trúc vững, vững để lập đức, người quân tử trông gốc trúc, thì nghĩ đến việc tạo lập cho mình cái ý chí kiên định không dời. Tính trúc thẳng, thẳng để lập thân, người quân tử thấy tính trúc, thì nghĩ đến sự trung lập thẳng thắn, không thiên lệch. Lòng trúc rỗng không, rỗng không để thể nghiệm lẽ đạo, người quân tử thấy tấm lòng của trúc, thì nghĩ đến việc dùng cái tâm hư không mà dung nạp người. Đốt trúc cứng cỏi, cứng cỏi để lập chí, người quân tử thấy tiết của trúc, thì nghĩ đến việc mài giũa danh hạnh, dù qua khó khăn nguy hiểm vẫn thuỷ chung như nhất. Chính vì như thế, mà bậc quân tử thường trồng trúc đầy quanh sân nhà mình vậy.” (Châu Hải Đường dịch) Quay nhanh tới thời hiện đại. Tổng thống Ngô Đình Diệm là người yêu trúc. Con dấu bụi trúc của ông có hình năm cây trúc. Cờ hiệu của tổng thống gồm bụi trúc và hàng chữ “Tiết Trực Tâm Hư” (Đốt Thẳng,

Lý thuyết/lý luận về dịch thuật

Hình ảnh
Lý thuyết/lý luận về dịch thuật: Lawrence Venuti, Sự vô hình của người dịch (trích) Dịch giả: Chiêu Dương Nguồn:  https://zzzreview.com/2021/11/30/lawrence-venuti-su-vo-hinh-cua-nguoi-dich-trich-1995-2008/ Friedrich Schleiermacher, Về các phương pháp dịch thuật Dịch giả: Thúy  Nguồn:  https://zzzreview.com/2021/11/30/friedrich-schleiermacher-ve-cac-phuong-phap-dich-thuat-1813/ José Ortega y Gasset, Nhục và Vinh của dịch thuật Dịch giả: Hoàng Hải Nguồn:  https://zzzreview.com/2021/11/30/jose-ortega-y-gasset-nhuc-va-vinh-cua-dich-thuat-1937/ Esther Allen, Dịch thuật, Toàn cầu hóa, và tiếng Anh Dịch giả: Phạm Anh Minh Nguồn:  https://zzzreview.com/2021/11/30/esther-allen-dich-thuat-toan-cau-hoa-va-tieng-anh-2007/ Jenny Williams, Các lý thuyết về người dịch Dịch giả: Miên Túc Nguồn:  https://zzzreview.com/2021/11/30/jenny-williams-cac-ly-thuyet-ve-dich-thuat-trich-2013-chuong-4-cac-ly-thuyet-ve-nguoi-dich/ George Steiner, Chuyển động thông diễn Dịch giả: Nguyễn Hữu Gia Bảo Nguồn:  https://

Cách mạng Văn hóa đã khiến xã hội chống lại chính nó như thế nào — Tania Branigan

Hình ảnh
Cách mạng Văn hóa đã khiến xã hội chống lại chính nó như thế nào Tania Branigan Võ Tấn Phát dịch “Đây không phải là kết thúc của một sự kiện, mà chỉ là khởi đầu. Dối trá viết bằng mực không che giấu nổi sự thật viết bằng máu. Nợ máu thì phải trả: để càng lâu, nợ càng chồng chất.” — Lỗ Tấn * Tôi biết đàn áp chính trị ở Trung Quốc đã làm câm lặng cuộc thảo luận về Cách mạng Văn hóa. Chỉ dần dần tôi mới nhận ra chấn thương cá nhân đóng vai trò lớn như thế nào trong chứng mất trí nhớ quốc gia. Tôi đã nói chuyện với các cựu Hồng vệ binh hối tiếc về sự tàn bạo của họ; một nhà soạn nhạc thoát chết trong gang tấc; Zhang Hongbing (Trương Hồng Binh), khi còn là một thiếu niên, đã tố cáo mẹ mình, làm bà bị xử tử. Điều khiến những người được tôi phỏng vấn thực sự khác thường không phải là những gì họ đã làm, hay những gì đã xảy ra với họ, mà là việc họ sẵn lòng nói về điều đó: nhiều người không thảo luận về thời đó ngay cả với gia đình họ. Tuy nhiên, bất chấp, hoặc có lẽ chính vì sự im lặng này, t

Dịch từ bản dịch

Hình ảnh
Dịch từ bản dịch Khi dịch văn chương Nhật, nhất là dịch haiku, người Việt ta thường dịch từ tiếng Anh, nên nhiều khi sai nghĩa. Thường nhất là chữ ume trong tiếng Nhật, Anh ngữ thường dịch thành plum (đôi khi là apricot), người Việt dịch lại thành mận là không đúng. Thực sự ume viết theo Hán tự là  梅 , là mai. Đây chính là chữ mai trong văn thơ cổ của Trung Hoa và Việt Nam. Các nhà thơ Mãn Giác, Nguyễn Trãi hay Nguyễn Du khi viết về mai chính là loại hoa mai này, tên khoa học (danh pháp) là Prunus mume. Còn loại mai vàng ở Miền Nam nước Việt Nam là một loại hoàn toàn khác, tên khoa học là Ochna integerrima. Nhiều học giả lớn đôi khi dịch chữ mai hoa trong văn chương Trung Hoa thành mai vàng. Và cứ Tết đến thế nào cũng có vài bài báo tán tụng đức tính của hoa mai trong thơ văn cổ và để hình mai vàng lên minh họa. 梅 Ume Plum/apricot Mai Prunus mume Con chim uguisu đôi khi được dịch sang tiếng Anh là nightingale, và dịch lại sang tiếng Việt thành chim dạ oanh, là sai nhiều. Uguisu trong H