Dịch từ bản dịch



Dịch từ bản dịch


Khi dịch văn chương Nhật, nhất là dịch haiku, người Việt ta thường dịch từ tiếng Anh, nên nhiều khi sai nghĩa. Thường nhất là chữ ume trong tiếng Nhật, Anh ngữ thường dịch thành plum (đôi khi là apricot), người Việt dịch lại thành mận là không đúng. Thực sự ume viết theo Hán tự là , là mai. Đây chính là chữ mai trong văn thơ cổ của Trung Hoa và Việt Nam. Các nhà thơ Mãn Giác, Nguyễn Trãi hay Nguyễn Du khi viết về mai chính là loại hoa mai này, tên khoa học (danh pháp) là Prunus mume. Còn loại mai vàng ở Miền Nam nước Việt Nam là một loại hoàn toàn khác, tên khoa học là Ochna integerrima. Nhiều học giả lớn đôi khi dịch chữ mai hoa trong văn chương Trung Hoa thành mai vàng. Và cứ Tết đến thế nào cũng có vài bài báo tán tụng đức tính của hoa mai trong thơ văn cổ và để hình mai vàng lên minh họa.


Ume

Plum/apricot

Mai

Prunus mume





Con chim uguisu đôi khi được dịch sang tiếng Anh là nightingale, và dịch lại sang tiếng Việt thành chim dạ oanh, là sai nhiều. Uguisu trong Hán tự là  hay  (biến thể của Nhật Bản ngữ), âm Hán-Việt là oanh, là con chim hót vào ban ngày. (Phần lớn uguisu được dịch sang tiếng Anh là warbler.)


 hay  (Nhật Bản)

Uguisu

Warbler 

Oanh

Horornis diphone





Con chim hototogisu dịch sang tiếng Anh là cuckoo, và các dịch giả Việt thường dịch là chim cu hay cu cu. Thực sự chữ Hán là 杜鵑, là con chim đỗ quyên, theo truyền thuyết là hồn vua Thục mất nước hóa thành chim hay kêu “quốc quốc”, là con chim trong bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan. Văn chương cổ Trung Hoa cũng thường gọi nó bằng cái tên khác là 子規 tử quy. Con chim này trong tiếng Anh là lesser cuckoo, tên khoa học là Cuculus poliocephalus. Ngày nay người Việt ta thường lầm con chim trong bài thơ Qua Đèo Ngang là chim cuốc, một loài chim nước, tên khoa học là Amaurornis phoenicurus.


杜鵑

hototogisu (ホトトギス)

cuckoo

đỗ quyên

(子規 tử quy)

Cuculus poliocephalus




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiểu Luận về Đọc Sách

Trà Đạo — Okakura Kakuzo — Bảo Sơn dịch